Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
Phần I. Một số vấn đề chung 1. Mục tiêu giáo dục tiểu học “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Khoản 1, điều 27, Luật giáo dục –
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
(Nguồn: Giáo trình HĐNGLL và kết quả NCKH của một số đơn vị điển hình)
Phần I. Một số vấn đề chung
“ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Khoản 1, điều 27, Luật giáo dục – 2005)
“ Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản về Tự nhiên – Xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” (Điều 28, Luật Giáo dục - 2005)
- Hoạt động tập thể.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Bình quân 4 tiết/ tháng
- Thông minh, hoạt bát, ham hoạt động;
- Ngoan ngoãn, giàu lòng nhân ái, biết chia sẻ;
- Có kỹ năng sống, biết sống an toàn;
- Thích đi học, thích học, biết cách học và học tốt các môn học;
- Yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình giáo dục của các trường phổ thông nói chung, của trường tiểu học nói riêng.
Biết, hiểu, thiết kế và tổ chức hiệu quả HĐGDNGLL trong trường tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên.
- Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp.
- Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em.
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,…)
- Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung.
- Phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của HS tiểu học ở nhà trường, gia đình và trong cộng đồng.
- Những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học.
- Tạo cơ hội để học sinh tiểu học phát triển các khả năng của mình trong HĐGDNGLL
Phần II. Thực trạng HĐGDNGLL hiện nay của các trường tiểu học
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lí, giáo viên về HĐGDNGLL.
- Triển khai đầy đủ các văn bản của cấp trên tới cán bộ, giáo viên.
- Xây dựng mô hình, tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm, định hướng cho việc thực hiện HĐGDNGLL.
- Thường xuyên kiểm tra, thông qua kiểm tra đã hướng dẫn cho các trường thực hiện đúng các quy định về HĐGDNGLL.
- Một số trường chưa xây dựng được kế hoạch hoặc xây dựng nhưng chất lượng còn thấp, kế hoạch đang còn chung chung, nội dung thì sơ sài, các điều kiện để thực hiện chưa đảm bảo, …
- Các loại hình hoạt động chưa đa dạng, phong phú mà mới chỉ tập trung vào một số như hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Quy trình tổ chức các hoạt động GDNGLL chưa đầy đủ.
- Kết quả hoạt động đạt được trên học sinh còn hạn chế.
- Cách hiểu về tổ chức, nội dung và phương pháp HĐGDNGLL có nơi, có lúc còn chưa thống nhất; thậm chí có trường gây áp lực không cần thiết cho giáo viên và học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
- Một số Hiệu trưởng trường học chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức HĐGDNGLL, thậm chí có người chưa hiểu biết đầy đủ về HĐGDNGLL; chưa chăm lo các điều kiện cần thiết cho HĐGDNGLL.
Phần III. ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HĐGDNGLL.
I.1. Những nội dung của HĐGDNGLL trong trường tiểu học được thể hiện ở các loại hình hoạt động sau:
- Hoạt động văn hóa - nghệ thuật (VH-NT);
- Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao;
- Hoạt động thực hành khoa học- kĩ thuật;
- Hoạt động lao động công ích;
- Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh;
- Các hoạt động mang tính xã hội.
- Hoạt động VH - NT: Giới thiệu hoặc tìm hiểu các nét đẹp văn hóa, tổ chức ngày hội văn hóa,…; tổ chức các buổi: Tập hát, diễn kịch về các loại hình sân khấu cổ truyền như hát dân ca, chèo, tuồng, múa rối, … Dạy vẽ tranh, nặn tượng, …Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện; trình diễn thời trang; Triển lãm tranh tự vẽ. Thăm quan các di tích lịch sử - văn hóa,…
- Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Hướng dẫn học sinh Tổ chức các trò chơi dân gian; Đồng diễn thể dục nhịp điệu, vòng gậy,…; các trận thi đấu thể thao: cầu lông, đá cầu, cờ vua, bóng đá,…
- Hoạt động thực hành khoa học- kĩ thuật;Thi hỏi đáp về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, sưu tầm các loại cây thuốc quý, tìm hiểu các danh nhân, các Bác học, những tấm gương say mê phát minh, sáng chế, nghe nói chuyện về các thành tựu khoa học - kĩ thuật, tham gia các câu lạc bộ,…
- Hoạt động lao động công ích; Tổ chức lao động về sinh làm sạch, đẹp các công trình văn hóa - lịch sử, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ;…
- Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh;
- Các hoạt động mang tính xã hội: Tổ chức ủng hộ đồng bào, học sinh vùng bão lụt,…; tổ chức giao lưu với học sinh khuyết tật, trẻ mồ côi; Tổ chức các hoạt động từ thiện: vòng tay bè bạn, giúp nhau cùng tiến,…
- Hoạt động giáo dục theo các chủ điểm.
- Hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp.
- Hoạt động trong buổi sinh hoạt dưới cờ.
- Hoạt động giáo dục theo các nội dung mang tính chính trị - xã hội.
- Hoạt động theo ngày cao điểm trong tháng.
- Qua hoạt động của Đội TNTP và nhi đồng Hồ Chí Minh.
- Hoạt động thăm viếng, giúp đỡ, ủng hộ.
- Hoạt động bảo vệ môi trường.
- Hoạt động trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ.
III. Một số chủ điểm thường được tổ chức ở các trường hiện nay
- Truyền thống nhà trường.
- Kính yêu thầy, cô giáo.
- Yêu đất nước Việt nam
- Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
- Yêu quý mẹ và cô giáo.
- Hòa bình và hữu nghị.
- Bác Hồ kính yêu.
- Hoạt động hè.
(Đây chỉ là gợi ý về một số chủ điểm giáo dục trong năm học. Tùy thuộc vào đặc điểm của trường mình, với kinh nghiệm của bản thân, các trường có thể đưa ra những cách phân chia khác hợp lý hơn. Để có sự phân chia khác nhà trường cần tổ chức cho giáo viên thảo luận, góp ý xây dựng).
- Tổ chức toàn trường.
- Tổ chức theo khối.
- Tổ chức theo lớp.
- Tổ chức theo từng nhóm (nhóm theo cùng sở thích các câu lạc bộ với các nội dung khác nhau như: câu lạc bộ yêu văn học, yêu toán, yêu khoa học, yêu lịch sử, cờ vua, bóng đá, vẽ tranh, múa, hát, …)
- Tổ chức thành một ngày (08 tiết) - Ở trường tiểu học ít thực hiện
- Tổ chức theo buổi (04 tiết)
- Tổ chức ½ buổi (02 tiết)
- Tổ chức theo tiết học.
- Sân trường.
- Văn phòng trường.
- Các phòng chức năng, phòng giáo dục Âm nhạc, giáo dục mỹ thuật.
- Phòng học.
- Các địa điểm khác như: Công trình lịch sử - Văn hóa ở địa phương, …
- Giáo viên chủ nhiệm;
- Tổng phụ trách đội;
- Tổ chuyên môn; …
- Cộng đồng, cha mẹ học sinh…. có năng khiếu, nhiệt tình.
(Về quy mô, thời lượng, địa điểm và người tổ chức không phải lúc nào cũng theo một một cách nhất định mà phải thay đổi theo từng nội dung cho hợp lý).
- Khảo sát đánh giá kết quả đạt được trong năm học qua.
- Dự kiến nội dung hoạt động GDNGLL của trường.
- Cho học sinh, phụ huynh đăng ký tham gia các nội dung mà các em có thể tham gia trong các nội dung GDNGLL theo quy định.
- Tìm hiểu về các điều kiện cần có để tổ chức HĐGDNGLL như: Con người, cơ sở vật chất, kinh phí, …
- Cho các lớp, khối lớp, tổ chuyên môn, tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL.
Xây dựng các chủ điểm của năm học: Căn cứ vào chủ đề năm học, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, xây dựng các chủ điểm phù hợp với đặc điểm của trường.
- Mục tiêu hoạt động. Thể hiện ở 3 khía cạnh: Về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ. Sau khi xác định mục tiêu xong xây dựng nội dung hoạt động và hình thưc hoạt động cụ thể.
- Các khâu tổ chức hoạt động.
- Chuẩn bị.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động, chuẩn bị về tổ chức (phân chia nhiệm vụ cho giáo viên, học sinh)
- Tiến hành hoạt động.Theo chương trình đã được xây dựng.
- Đánh giá kết quả GD cần đạt.
Tác giả: Nguồn: Giáo trình HĐNGLL và kết quả NCKH của một số đơn vị điển hình